Hướng dẫn dùng Google Maps để lên kế hoạch đi phượt - Kỹ thuật Xe Cộ
  1. »
  2. Tìm kiếm cho: Hướng dẫn dùng Google Maps để lên kế hoạch đi phượt

Hướng dẫn dùng Google Maps để lên kế hoạch đi phượt

Bài viết liên quan

Tính năng này được gọi là My Maps, cho phép chọn các địa điểm trên bản đồ để thấy được một cách trực quan những điểm mà mình chuẩn bị ghé thăm, từ đó có thể lên kế hoạch tốt hơn cho chuyến đi chơi. Trước giờ mình cũng xài nhiều app để lên kế hoạch du lịch rồi nhưng chưa thấy app nào dễ mà lại miễn phí như là chức năng My Maps. Bạn đồ của bạn sẽ có trên cả điện thoại nên bạn có thể lên kế hoạch bằng máy tính rồi vác smartphone theo. Sẵn dịp tháng 6 mình chuẩn bị đi Đà Lạt, mình sẽ chỉ cho anh em xem.

Để truy cập vào tính năng My Maps trên máy tính, bạn có thể dùng link này: https://www.google.com/maps/d/u/0/?hl=en_US&app=mp. Còn trên điện thoại, bạn vào nút Menu > My Location > My Maps.

Giờ mình sẽ nói về vụ lên kế hoạch trước. Thường thì sẽ lên kế hoạch sẵn với người đi cùng. Khi mới vào My Maps, bạn nhấn “Create a new map”. Ở đây bạn hãy nhập tên cho bản đồ, nên nhập tên cho chuyến đi để lúc cần có thể tìm nhanh. Ví dụ: “Đi Nha Trang với gấu 19/5”. Sau này, nếu cần tìm lại cũng dễ dàng.

lên kế hoạch đi phượt

Trước khi bắt đầu thao tác, bạn cần biết My Maps sẽ cấu trúc bản đồ hành trình theo nhiều lớp. Ví dụ, có thể tạo lớp “những điểm đi chơi”, lớp “những điểm ăn uống”, một số lớp khác là đường đi cho từng ngày trong hành trình. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn đừng chia thành nhiều lớp quá dễ bị rối, chỉ cần lớp cho khách sạn, điểm tham quan, điểm ăn và đường đi mỗi ngày là đủ. Để đổi tên cho mỗi lớp, bạn double click vào chữ “Untitled layer” là xong.

phượt kế hoạch phần mềm

Khi đã tạo xong một số lớp bạn mong muốn thì đến lúc add các địa điểm vào từng lớp. Trước hết bạn sẽ phải nhấn vào một lớp nhất định cho nó hiện dải màu xanh lên. Kế tiếp, bạn có 2 cách để add địa điểm: thả pin ở bất kì điểm nào bạn muốn, hoặc double click vào một địa danh cụ thể trên bản đồ. Bạn cũng có thể add thêm mô tả và hình ảnh vào cho mọi người trong nhóm biết, ví dụ như search tấm hình khách sạn để anh em dễ nhận ra hay ghi chú các món đồ sẽ mua khi ghé thăm chẳng hạn.

Với mỗi địa điểm, bạn có thể chọn màu riêng cho nó để dễ phân biệt. Chả hạn, lớp khách sạn màu đỏ, lớp địa điểm ăn chơi màu xanh dương và xanh lá, trong đó xanh dương là điểm bắt buộc phải tham quan còn xanh lá là điểm mà chỉ đi khi rảnh. Vụ phân màu này tùy vào quy định của nhóm bạn thôi, không có gì cố định hết.

lên kế hoạch phượt google maps

Khi đã sắp xếp hết các địa danh lên bản đồ, bạn sẽ thấy được vị trí của chúng ra sao so với nhau, từ đó có thể quyết định ngày nào đi cái nào trước. Ví dụ, Phú Quốc có Bắc đảo và Nam đảo, nếu biết rõ vị trí của các điểm tham quan thì bạn có thể phân nó vào hướng nào và đi trọn 1 ngày cho hướng đó, chứ trong 1 ngày mà chạy cả chục cây ngược xuôi bắc nam thì quả là không hay chút nào, lại còn mệt mỏi thêm.

Cuối cùng muốn chia sẻ với các bạn về cách tạo lộ trình. Lộ trình cũng được My Maps đối xử như một lớp riêng luôn, nên bạn có thể đặt tên cho nó là “Lộ trình ngày 1”, “Lộ trình ngày 2” chẳng hạn. Việc định lộ trình rất dễ, bạn chỉ cần chọn điểm bắt đầu, sau đó lần lượt cho các điểm đã đánh dấu thì Google Maps sẽ tự tìm đường đi cho bạn. Bạn có thể soạn lộ trình cho rất nhiều điểm chứ không chỉ giữa 2 điểm như bình thường nên cứ thoải mái mà plan.

Hẳn là khi đi chơi thì ai lại xách laptop theo rong ruổi các cung đường, thế nên việc sử dụng My Maps trên thiết bị di động gần như là bắt buộc. Trên Google Maps của cả iOS lẫn Android, bạn hãy nhấn vào nút Menu > My Location > My Maps. Bản đồ sẽ hiện ra với tên mà bạn đã chọn ở lúc đầu, kèm theo đầy đủ các lớp và các điểm đã đánh dấu. Vậy là bạn đã có thể xem được plan của mình rồi đấy.

làm plan phượt google maps

Tốt nhất là sử dụng My Maps với Google Maps offline. Hạn chế của nó là không thể hoạt động khi thiếu Internet, vậy nên việc kiểm tra kế hoạch sẽ cần phải làm trước ở khách sạn. Sau đó, khi ra đường, nếu không có mạng, bạn sẽ cần tới Google Maps offline để có thể tìm đường đi giữa các điểm với nhau.

Kawan Nguyen và Duy Luân

Bình Luận

Back To Top