[Bắc kỳ] Nguồn gốc tên gọi Bắc Kỳ, ý nghĩa thực sự - Kỹ thuật Xe Cộ
  1. »
  2. »
  3. [Bắc kỳ] Nguồn gốc tên gọi Bắc Kỳ, ý nghĩa thực sự

[Bắc kỳ] Nguồn gốc tên gọi Bắc Kỳ, ý nghĩa thực sự

Bài viết liên quan

     Trong kỳ này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhiều người không khoái bị kêu là Bắc kỳ thì nên đọc để hiểu.

    
 Trước tiên xin đọc thông tin sau:

     Bắc Kỳ (Pháp gọi là Tonkin. Chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mệnh ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp. Danh xưng Bắc Kỳ được chính quyền Liên bang Đông Dương kế thừa và duy trì cho đến năm 1945. Về sau, danh xưng này đôi khi được phổ dụng như cách gọi những cộng đồng có gốc gác từ miền Bắc Việt Nam.
     Trung Kỳ (Chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834. Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam năm 1884, đã đặt Trung Kỳ thành một xứ bảo hộ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, và gọi là Đế quốc An Nam - Ananmite. Trung Kỳ là một trong ba kỳ tạo nên nước Việt Nam. Sau khi Việt Nam giành được độc lập (1945), tên gọi này được thay bằng tên gọi Trung Bộ. Việt Nam Cộng hòa thì thay bằng tên gọi Trung phần (để chỉ phần đất Trung Kỳ thuộc Việt Nam Cộng hòa).
     Nam Kỳ (Cochinchine. Chữ Hán: 南圻) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832. Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, Nam Kỳ bắt đầu được gọi là Nam Bộ, trong giai đoạn 1948-1954 thường gọi là Nam Việt. Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa cũng dùng tên gọi Nam phần, vốn đã được sử dụng từ năm 1947 trong giai đoạn sau của Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ.


     Ngoài ra, Trung kỳ còn được chia thành Tả Kỳ, Trực Kỳ và Hữu Kỳ ở giai đoạn 1832-1884.
     Như thông tin trên. Có thể thấy rằng nguồn gốc từ Bắc Kỳ là do vua Minh Mạng (Minh Mệnh) đặt ra dùng để chỉ một vùng địa lý. Không hiểu sao có một số người cảm thấy họ bị kỳ thị (Thiệt ra biết nhưng hông nói 😆). 
     Nói chung, trên đây là bài viết giải thích nguồn gốc từ ngữ. Nói chung nguồn gốc của nó không phải "xấu xa" như bạn tưởng. Kỳ sau sẽ có bài chi tiết cho các bạn sẽ giải thích các vấn đề đó.
     Có một quyển sách cũ là Sai gòn Năm xưa có nhắc đến một số vấn đề về nguồn gốc dân cư cũng một số địa danh xưa. Bạn đọc có thể tham khảo tại đây
    Tải về: Sài gòn năm xưa - Vương hồng Sển.pdf
Thẻ : Kinh nghiệm

Bình Luận

Back To Top