Bài viết liên quan
Tăng tốc tối đa cho wordpress cho hosting yếu đến cực kỳ yếu.
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn tăng tốc cho website wordpress yếu đến cực yếu. Riêng mình sử dụng web site ở dạng trung yếu :3 . Tức là nằm giữa 2 dạng này. Và chưa áp dụng.
Bài viết này có thể áp dụng được.Hosting yếu, hosting cực yếu.
Hosting yếu là hosting có cấu hình yếu, và yếu hơn yếu là cực yếu.
Các thông số điển hình tham khảo:
- CPU yếu, khóa tài nguyên: 0.2-0.5 CPU (Thường là 2-4 CPU)
- RAM yếu: 128,256,512 MB. (thường là 2-8GB)
- Bộ nhớ thấp: 100-700Mb. (Thường là 10-1000GB)
- Mạng yếu: cab nối mạng 1mpbs, 2 mpbs, (Thường là 50-100
- Truy xuất đĩa IO thấp
Như trên, tùy thuộc cấu hình như thế nào mà bạn xếp loại.
Tại sao năm 2019 rồi mà vẫn còn những hosting kiểu này? Đơn giản tại vì những cái này thường miễn phí. Họ cố ép xuống thấp như vậy để người ta nâng cấp lên các gói trả phí.
Bạn mới bắt đầu, nên chọn miễn phí. Từ từ rồi tính. Đôi khi chơi web cũng là một nghệ thuật. Sẽ có cách thích nghi với Hosting kiểu này!
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn tăng tốc cho hosting yếu nha.
Đối với hosting cực yếu xem chi tiết tại: Tăng tốc cho hosting cực yếu.
Nguyên tắc tối ưu
Giảm thời gian xử lý bằng cách giảm tác vụ xử lý, giảm các lệnh trong php.Tối ưu hóa plugin. Đơn giản thấp nhất có thể.
Tối ưu hóa giao diện, giảm các thứ không cần thiết.
Đặt cache tất cả, quét cache thủ công.
Sẽ được hướng dẫn đầy đủ bên dưới, tuy nhiên đây chỉ là hướng giải quyết còn chi tiết bạn tự nghiên cứu.
Tối ưu hóa plugin
Đối với web đơn giản bạn nên xóa sạch plugin chừa duy nhất hai cái: Yoast SEO và Wordpress Super Cache.
Để làm được điều này đồng nghĩa các thứ cần thiết của plugin sẽ tich hợp thẳng vào functions.php trong thư mục file chứa giao diện.
Ví dụ: Như bạn cần breadcumb thì hãy lọc css cần thiết của plugins đó gắn vào styles.css của file giao diện. Còn phần php tinh chỉnh, lọc cần thiết gắn vào functions.php.
Tương tự cho các plugin bình luận facebook, vv,...
Tối ưu hóa giao diện.
Nội dung càng ích càng tốt, tập trung vào các yếu tố tĩnh. Ích truy vấn mysql càng tốt. Để làm được điều này cũng không đơn giản đâu, chỉ dành cho những người đã rành rồi.Đặc biệt quan tâm file functions.php coi có thứ gì không xài thì dẹp hết.
Đối với file styles.css xóa hết các lệnh lấy fonts. Không sử dụng font chữ tùy chọn Xóa luôn thư mục chứ fonts chữ.
Tốt nhất chỉ dùng font chữ mặc định mà trình duyệt hổ trợ sẳn như Arial, Times.
Tối ưu hóa css. Nếu bạn giỏi có khiếu thẩm mĩ thì thiết kế lại luôn cũng được cho gọn nhẹ ( Khuyến khích nhưng không quan trọng).
Xem trên web. Tìm và xóa các Js không cần thiết. Thường thì wordpress, plugins, giao diện cố nhét một nùi js như đống rác. Bạn tìm và xóa bớt. (Một số cần tác động vào file functions, tìm thêm trên google)
"Cache cưỡng bức"
Rồi bước này là bước điên khùng nhất mình từng nghĩ ra. Đó là "cache cưỡng bức".Cache cưỡng bức là ép buộc cache nội dung thay vì để nó tự cache khi có lượt truy cập.
Cơ bản về cache
Giả sử mình có trang /index.php
Khách truy cập và /index.php -> nội dung được cache (chụp lại).
Vậy khách vào lần đầu sẽ mất 3s để xử lý nội dung, cache trang và hiện lên.
Nhưng khách vào lần 2,3 .... n mất 1s để trang nó hiện lên vì đã được website cache lưu ở /wp-content/cache/
=> Giảm được xử lý CPU. Truy vấn mysql.
Vậy cache cưỡng bức thì sao?
Giả sử giờ có /index.php liên kết đến /congcu.php và /thinghiem.php.
Vậy phải đợi có ai truy cập vào hết 3 trang đó nó mới chịu cache hết 3 trang đó.
Cho nên chúng ta dựa vào sitemap, tạo truy cập hết vào các trang -> Sẽ cache được tất cả các trang trước khi có khách truy cập vào. Rõ ràng như vậy hác sẽ truy cập nhanh hơn rất nhiều.
Ý tưởng: Tạo một file php xử lý có chức năng đọc url trong sitemap.xml. Dùng for rồi file_get_contents() hết từng url sẽ cache được tất cả các trang.
Sau khi thiết lập đầy đủ cho plugin Wordpress Super Cache thì chúng ta bắt đầu thực hiện ý tưởng trên. Lưu ý nên đặt "Thời gian hết hạn" của cache càng lâu càng tốt.
Cố gắng theo nguyên lý -> Tĩnh hóa nội dung nhất có thể.
Thẻ :
Wordpress
Bình Luận