Bài viết liên quan
a.
Cấu tạo
Gồm stator, rotor, bộ
chỉnh lưu, bộ tiết chế
+
Stator:
- Gồm khối thép từ được lắp ghép bằng
các lá thép ghép lại với nhau, phía trong có xẻ rãnh đều để xếp các cuộn dây phần
ứng.
- Cuộn dây stator ba pha mắc theo kiểu
hình sao hoặc theo kiểu tam giác
+ Rotor:
- Gồm hai chùm cực hình móng lắp then
lên trục. Giữa các chùm cực có các cuộn dây kích thích đặt trên trục qua ống
lót bằng thép.
- Các đầu của cuộn dây kích thích được
nối với vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát
- Các giá đỡ chổi than được lắp trên vỏ
của máy phát. Một chổi than được nối với vỏ máy phát, chổi còn lại nối với đầu
ra cách điện với vỏ.
+
Bộ chỉnh lưu:
Gồm các điode được lắp trên vỏ và trên
bộ tản nhiệt, được sử dụng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1
chiều.
+
Bộ tiết chế: ổn định điện áp sinh khi khi tốc độ máy
phát thay đổi
b.
Nguyên lý hoạt động
- Khi cung cấp dòng điện một chiều vào
cuộn dây kích thích của rotor thông qua hai chổi than và vành tiếp điện, thì
rotor sẽ trở thành một nam châm điện. Rotor của máy phát sẽ được quay nhờ hệ thống
puli và dây đai nối với trục khuỷu
- Khi rotor quay, trường điện từ trên
các cực của rotor sẽ cắt ngang qua các cuộn dây stator, làm xuất hiện suất điện
động cảm ứng trong mỗi cuộn dây. Suất điện động cảm ứng này sẽ sinh ra dòng điện
xoay chiều trong mỗi cuộn dây.
- Dòng điện xoay chiều 3 pha sinh ra bởi
ba cuộn dây stator sẽ được chỉnh lưu để tạo ra dòng điện một chiều cung cấp cho
phụ tải và nạp accu.
- Bộ tiết chế có nhiệm vụ đóng ngắt dòng
cấp cho cuộn kích đảm bảo sự ổn định điện áp ngõ ra của máy phát.
Thẻ :
Kỹ thuật ÔTÔ
Bình Luận